Lịch sử Phố Regent

Từ năm 1811–1825

Bản đồ đề xuất kế hoạch (1819)

Phố Regent là một trong những dự án phát triển đầu tiên của Luân Đôn. Một cấu trúc hình thành các đường phố Luân Đôn, thay thế bố cục truyền thống, đã được lên kế hoạch ngay sau vụ Đại hỏa hoạn Luân Đôn (1666); khi đó kiến trúc sư Christopher Wren và John Evelyn vẽ ra kế hoạch xây dựng lại thành phố theo mô hình chính thức cổ điển. Sau một thời gian những ngôi nhà đã được xây dựng lại trên mạng lưới đường phố trước đó.[5]

Vào năm 1766, John Gwynn kiến nghị kế hoạch trên khắp West End và cần xây dựng một tuyến đường nối liền giữa Công viên Marylebone (nay là Công viên Regent) với biệt thự Carlton, nơi lưu trú của Hoàng tử nhiếp chính Georgie (sau này là vua). Con đường sau đó được thiết kế bởi John Nash (người đã được bổ nhiệm vào Văn phòng Woods and Forests năm 1806 và trước đây từng là cố vấn cho Hoàng tử Georgie) và nhà phát triển bất động sản James Burton.

Phố Regent năm 1850. Các tòa nhà mới đã được thay thế

Dự án đã được Quốc hội phê duyệt vào năm 1813 và việc xây dựng bắt đầu vào năm 1814 để hoàn thành vào năm 1825. Thiết kế cuối cùng Nash dẫn đến một con đường nằm xa hơn về phía tây so với các kế hoạch trước đó và ông tin rằng con đường sẽ chạy xuống một đường thực tế ngăn cách tầng lớp thượng lưu và quý tộc ở Mayfair với tầng lớp lao động ở Soho.[6]

Tái xây dựng: Từ năm 1895–1927

Quan cảnh toàn khu vực của phố Regent

Tất cả kiến trúc các tòa nhà trên phố Regent được xây dựng trước đó (ngoại trừ nhà thờ All Soul) đã được thay thế bằng các tòa nhà Tân Baroque bởi John Nash và Trung tá James Burton vào những năm 1920.[7]

Trong thế kỷ 19, phố Regent trở thành một điểm đến nổi tiếng ví như "trung tâm thời trang". Các cửa hàng mở rộng thành nhiều tài sản, bán các sản phẩm nhập khẩu và ngoại lai để thu hút người tiêu dùng phù hợp.[8] Đến cuối thế kỷ 19, những tòa nhà cổ bắt đầu không còn phù hợp với nhu cầu cho thương mại mới, các toà nhà nhỏ và lỗi thời. Trong thời gian đó một vài cửa hàng bách hóa đầu tiên đã mở cửa gồm: Dickins & Jones, Garrard & Co., Swan & Edgar, Hamleys, Liberty & Co.Đại học Westminster vào năm 1938.Khi hợp đồng thuê 99 năm chấm dứt, con phố được tái phát triển từ năm 1895 đến 1927 dưới sự kiểm soát của văn phòng The Office of Woods, Forests and Land Revenues, hiện nay là công ty bất động sản Vương Miện (Crown Estate) thuộc hoàng thất Anh.[9][7]

Công việc bị trì hoãn bởi Thế chiến I[10] và chưa hoàn thành cho đến năm 1927. Sự hoàn thành của con phố được đánh dấu bởi lần tham quan khu vực của Vua George V và vương hậu Mary khi cả hai lái xe trong khu vực phố Regent. Tất cả các toà nhà trong phố Regent đều được liệt kê Di tích lịch sử.[11]

Một khung cảnh tấp nập ở Phố Regent, 1942

Tái phát triển:1970-nay

Từ thập niên 1970, Phố Regent bắt đầu suy giảm giá trị do đầu tư kém vào khu vực và do cạnh tranh từ các khu vực lân cận khác như Phố Oxford và các trung tâm mua sắm cách xa khu vực Trung tâm Luân Đôn.

Vào năm 2002, công ty là nơi sở hữu hầu hết bất động sản tại phố Regent đã thay mặt Nữ vương bắt đầu một chương trình tái phát triển lớn.[12]

Vào năm 2013, Crown Estate đã bán một phần tư tòa nhà khách sạn Regent's Palace với diện tích 270.000 foot vuông (25.000 m2) cho Quỹ Dầu khí Na Uy.[13] Trong khi cuối năm đó, công ty Hackett London đã mua hợp đồng thuê lại từ cửa hàng Ferrari trên phố với giá 4 triệu bảng Anh. Các cửa hàng nhỏ hơn đã được thay thế bởi các bộ phận lớn hơn; con phố hiện là địa điểm hàng đầu của một số thương hiệu lớn, bao gồm Apple, Banana Republic.[12]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phố Regent http://londonist.com/2016/04/12-secrets-of-regent-... http://www.regentstreetonline.com/ http://www.regentstreetonline.com/RegentStreet/Her... http://www.regentstreetonline.com/events //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.worldcat.org/wcidentities/lccn-no2010-1... http://www.british-history.ac.uk/report.aspx?compi... http://www.british-history.ac.uk/survey-london/vol... http://news.bbc.co.uk/local/london/hi/people_and_p... http://news.bbc.co.uk/sport2/hi/motorsport/formula...